Ubuntu 15.10 (Wily Werewolf) chính thức ra mắt và một số điểm mới

Like share để website được tiếp tục phát triển

ubunsys.com-22-10-2015-590e914619818b89cfcea6c8843a587f_result

Canonical đã chính thức ra mắt Ubuntu 15.10 (Wily Werewolf) trên trang chủ ubuntu.com. Phiên bản này cũng giống như những phiên bản trước đó, không có gì quá nổi bật ngoài việc cải tiến, sửa lỗi và nâng cấp các gói phần mềm. Có lẽ vì mình đang quá mong chờ giao diện Unity 8 hoàn toàn mới cùng với display server Mir, theo tiến trình thì nó sẽ được kèm theo phiên bản Ubuntu tiếp theo, Ubuntu 16.04 LTS.

Đối với người dùng bình thường, dường như họ không thấy quá nhiều sự khác biệt ở phiên bản này. Sự thật thì Ubuntu 15.10 thay đổi khá nhiều ở mặt lõi hệ thống, làm tiền đề cho nền tảng của hệ điều hành Ubuntu 16.04 LTS sắp tới. Vào thời gian gần đây, Canonical dành khá nhiều thời gian dành cho phone (điện thoại), cloud (điện toán đám mây) và server, cùng với đó là Ubuntu Snappy Core (hệ điều hành dành cho IoT) – hệ điều hành này có một số tính năng bảo mật rất mạnh, cùng với đó là gói phần mềm snap, đây cũng được cho là nền móng dành cho Ubuntu 16.04 LTS sắp tới.

Ubuntu 15.10 cũng được hưởng lợi khá nhiều vì sử dụng nhiều gói ứng dụng và hệ thống trong GNOME 3.16, đây cũng là điểm để Ubuntu 15.10 (Ubuntu 15.04, sử dụng GTK 3.14) chạy được giao diện Arc (yêu cầu sử dụng GTK 3.14 trở lên), trong khi Ubuntu 14.10 và Ubuntu 14.04 LTS thì không.

Những điểm mới trên Ubuntu 15.10 (Wily WereWolf)

  • Thanh Scrollbar mới.
  • Hình nền desktop mới.
  • Sửa lỗi và cải tiến Unity.
  • Nâng cấp nhiều gói ứng dụng.
  • Sử dụng tên Network Interfaces (tên mạng) mới.
  • Hỗ trợ Steam controller (tay cầm chơi game của Steam).
  • Sử dụng Linux Kernel (nhân Linux) 4.2, phiên bản Linux Kernel stable mới nhất.
  • Nâng cấp tiện ích dòng lệnh Ubuntu Make (dùng để cài các ứng dụng dành cho nhà phát triển).
  • Hỗ trợ Python 3.5.
  • ….
  1. Thanh Scrollbar mới

      • Canonical đã loại bỏ thanh Scrollbar mặc định của Unity, được mọi người đánh giá là khá thú vị nhưng thực sự rườm rà, khó sử dụng. Vì lẽ đó, Ubuntu sẽ sử dụng thanh Scrollbar mới được lấy từ lõi GNOME.
      • Thanh Scrollbar mới này tự động mở rộng ra khi di chuyển chuột qua, giúp bạn có nhiều không gian để di chuyển.

        ubunsys.com-22-10-2015-4ec4c7c665cfca6b0c96df2c2512c709_result

        Thanh Scrollbars mới sài khá đã.

  2. Hình nền mặc định mới

      • Không như phiên bản Ubuntu 14.10 được phát hành vào tháng 10 năm ngoái, phiên bản tháng 10 năm này là Ubuntu 15.10 đã có một hình nền mặc định mới, trông khá hiện đại so với hình nền mặc định trên Ubuntu 15.04. Không những thế, Ubuntu 15.10 còn có một bộ hình nền từ cộng đồng trong Setting để bạn thoải mái lựa chọn nếu bạn không ưa hình nền mặc định của Ubuntu 15.10.
        ubunsys.com-24-10-2015-cec8318bddf620119536327b73c8a767.png
  3. Sửa lỗi và cải tiến Unity

      • Unity, Shell desktop mặc định đã được sửa lỗi và cải tiến khá nhiều. Trong đó có một lỗi mà làm mình không muốn sử dụng Ubuntu 15.04 (6 tháng qua mình sử dụng Ubuntu 14.04 LTS), đó là có một vài icon trên thanh launcher bị nhòe trông rất khó chịu (Files, Chrome, Connection Infomation, Trash, …).
      • Hỗ trợ tạo Shortcut ra màn hình desktop từ Unity Dash bằng cách kéo thả.
      • Có thể sử dụng được phím PgUp và PnDn để điều hướng lên xuống ngay trong Unity Dash.
      • ….

        ubunsys.com-22-10-2015-6246453d81e7bd29fbde68a4cab6cba0_result

        Tạo shortcut ra màn hình desktop nhanh gọn lẹ.

  4. Các ứng dụng mới được nâng cấp

    • Các gói phần mềm trong Ubuntu 15.10 được nâng cấp lên 3.16.X (từ GNOME 3.16), GCC 5, python 3.X. Các gói phần mềm được nâng cấp phải kể đến như Totem (Videos) 3.16, Rhythmbox 3.2.1, Terminal 3.16, Empathy 3.12.10, Image Viewer 3.16.3, Chromium 45, FireFox 41, Shotwel 0.22, LibreOffice 5.0.2.2, …. Trong đó có Nautilus (Files) 3.14.2, gedit 3.10.4, … là không được nâng cấp.

      ubunsys.com-22-10-2015-2ca389ca710e1b30b63fee6aa29b2923_result

      Trình xem ảnh mới đẹp long lanh cành đào

  5. Sử dụng tên Network Interfaces mới

    • Mặc định tên Network Interfaces của mạng Lan là ethX (eth0, eth1, …), còn của mạng Wifi là wlanX (wlan0, wlan1, …). Tuy nhiên trong phiên bản Ubuntu 15.10 sẽ sử dụng tên mạng Lan là enp1sX (enp1s0, enp1s1, …), còn wifi sẽ là wlp2sX (wlp2s0,wlp2s1, …), theo lý thuyết là vậy nhưng mà mình cắm cái usb wifi Samsung vào thì nó báo là wlx1c5a3e5b2950 ==> là sao. Móa quái thật, chả hiểu tên quỷ gì mà lung tung mà còn dài nữa.
  6. Hỗ trợ Steam Controller

    • Steam Controller là tay cầm chơi game đến từ Steam, nó sẽ chính thức được bày bán rộng rãi vào cuối năm, nhưng hiện tại nó đã được giao tới một số người đặt mua trước.
    • Một thời gian khoảng vài ngày trước, cộng động Linux có than phiền là họ không thể sử dụng Steam Controller trong Ubuntu, những chuyên gia nhanh chóng đưa ra một giải pháp tạm thời để có thể sử dụng được Steam Controller vào thời điểm đó. May mắn là bây giờ Ubuntu 15.10 đã mặc định hỗ trợ cho Steam Controller mà không cần phải làm gì cả.

      Nguồn ảnh Steam

      Nguồn ảnh Steam

  7. Linux Kernel 4.2 stable (nhân Linux phiên bản ổn định) mới nhất

    • Ubuntu 15.10 sử dụng Linux Kernel 4.2, phiên bản được ra mắt vào cuối tháng 8. Linux Kernel 4.2 hỗ trợ phần cứng tốt hơn. Trong đó phải kể đến việc hỗ trợ chip Broxton của Intel, hỗ trợ driver card màn hình AMD Radeon, hỗ trợ mã hóa phân vùng hệ thống F2FS, ….
    • Một Linux Kernel mới dành cho Raspberry Pi 2 cũng có mặt chính thức trong kho của Ubuntu.
  8. Ubuntu Make được nâng cấp

    • Ubuntu Make hỗ trợ nhiều nền tảng, frameworks và nhiều services (dịch vụ) kèm theo. Một ví dụ đó là Ubuntu Make bây giờ hỗ trợ cài đặt đầy đủ dành cho Android development environment (môi trường phát triển Android).
    • Ubuntu Make là công cụ dòng lệnh dành cho các nhà phát triển, nó giúp bạn cài đặt nhanh chóng nhiều phần mềm phổ biến dành cho nhà phát triển chỉ qua vài dòng lệnh đơn giản.
      ubunsys.com-23-10-2015-9ca267dc1c9d6c893c690fa8e59d382f_result
  9. ….

Theo đánh giá của mình thì phiên bản Ubuntu 15.10 là đáng để mọi người nâng cấp, vì hiệu năng, tính năng mới nhất đều có sẵn trên phiên bản mới này. Ai đó còn tiếc nuối vì phiên bản Ubuntu Desktop Next với Unity 8 không ra mắt ở phiên bản này thì hãy vui lên, chí ít là bạn còn có thể sử dụng phiên bản ổn định thay vì phiên bản mới với Unity 8 đầy rủi ro, nó cần được các nhà phát triển chăm chút hơn nữa để có thể ra mắt nó trong phiên bản sắp tới, Ubuntu 16.04 LTS.

Nếu ai đó đang sử dụng Ubuntu 15.04 thì chẳng có lý do nào để bạn ở lại với nó cả. Còn với những ai sử dụng Ubuntu 14.04 LTS thì mình khuyên nên ở yên đó và hãy sử dụng máy ảo VirtualBox, VMWare để trải nghiệm hoặc bạn có thể sử dụng USB Ubuntu, sao đó chạy live, tiếp theo bạn sử dụng Gparted Partition để lấy một phần trong phân vùng cài sẵn Ubuntu 14.04 LTS (hoặc phân vùng hệ điều hành khác, Windows chẳng hạn), VD lấy 20 GB từ phân vùng Windows, sau đó cài đặt Ubuntu 15.10 lên phân vùng đó. Nếu bạn nào chưa làm được cứ bình luận bên dưới, mình sẽ hỗ trợ.

Tài về và trải nghiệm Ubuntu 15.10 (Wily Werewolf)

Các bạn có thể tải Ubuntu 15.10 ở đường link bên dưới. Các bạn có thể tải file .iso hoặc tải thông qua torrent cũng được.

- 32bit: iso //releases.ubuntu.com/15.10/ubuntu-15.10-desktop-i386.iso
     torrent //releases.ubuntu.com/15.10/ubuntu-15.10-desktop-i386.iso.torrent
- 64bit: iso //releases.ubuntu.com/15.10/ubuntu-15.10-desktop-amd64.iso
     torrent //releases.ubuntu.com/15.10/ubuntu-15.10-desktop-amd64.iso.torrent

Bạn có thể đăng nhập bằng FB để tham gia bình luận

28 thoughts on “Ubuntu 15.10 (Wily Werewolf) chính thức ra mắt và một số điểm mới

    1. lie Post author

      Mình không bị bạn ơi, mình sài máy Dell 5447, mình đã thử nâng cấp từ Ubuntu 15.04, từ 15.10 beta 2, và cài mới, cả 3 trường hợp trên sau khi hoàn thành đều sử dụng bình thường.

      – Giải pháp tạm thời là bạn vào tty2 bằng cách bấm phím CTRL + F2, sau đó sudo poweroff.
      – Trường hợp này bạn giải quyết bằng cách này thử xem.

      sudo gedit /etc/default/grub
      Thay dòng GRUB_CMDLINE_LINUX_DEFAULT=”quiet splash” bằng
      GRUB_CMDLINE_LINUX_DEFAULT=”quiet splash acpi=force”
      update-grub
      sudo reboot
      Sau đó thử lại xem còn bị không

    1. lie Post author

      Hi bạn, mình thực sự cần nhiều thông tin hơn để có thể hỗ trợ bạn.
      Thông thường mình cài tiếng việt bằng cách. Khi cài Ubuntu mình chọn phân vùng tiếng việt (cái này cũng có thể chỉnh sau khi đã cài đặt xong). Sau đó mình vào System Settings > Language Support ==> Hệ thống sẽ tự động yêu cầu cài đặt các gói cần thiết để có thể gõ được tiếng việt (Telex). Thường thì bạn phải thêm Input Source trong System Settings > Text Entry, nhưng phải log out thì hệ thống mới được refresh lại. Sau khi log out, bạn vào System Settings > Text Entry > (thêm) Vietnamese (Unikey) (IBus)

    1. lie Post author

      Trong thời gian gần đây có khá nhiều lỗi đối với Wubi nên mình nghĩ Canonical đã gỡ bỏ nó.
      Bạn nên chia một phân vùng nhỏ khoảng 20-40GB để cài đặt. Bạn muốn cài kiểu này không? Có thì mình sẽ hướng dẫn sơ bộ ở đây luôn.
      Thời gian tới mình sẽ viết bài về việc cài đặt Ubuntu bằng cách chia phân vùng từ Ubuntu, sau đó nếu không thích gỡ bỏ Ubuntu, update boot cho Window

    2. Vinh Nguyễn

      AD hướng dẫn hộ mình với, mình muốn cài ổ mới luôn, muốn chuyển hảnh sang Ubuntu luôn ^^!, còn mấy cái phần mềm bắt buộc dùng trên win thì mình xài trên máy ảo.
      AD góp ý xem mình có nên làm vậy k ạ?
      mình cám ơn AD

    3. lie Post author

      Ah nếu có bạn có chơi game, lập trình .Net thì mình khuyên không nên chuyển hẳn nhé. Mà theo ý kiến cá nhân của mình thì bạn nên cài cả hai (mình đang cài sẵn cả hai hệ điều hành trong máy, 3 Ubuntu, 1 Win 10 dù Win cả tháng nay chưa đụng 🙂 ), vì nếu công việc mà nào trên máy ảo thì không nên, với lại khi bạn cài máy ảo Window thì chỉ được cái chuyển từ Ubuntu qua Win trong tíc tắc, còn lại ổ cứng và Ram, CPU cũng tốn như máy thật. Nếu bạn ít sử dụng thằng nào thì bạn chia phân vùng thằng đó đủ dùng thôi, không cần quá nhiều.

      Nếu máy của bạn chỉ có 1 phân vùng windows hay có 2 phân vùng là 1 Win, 1 Data thì nó cũng giống nhau nhé. Việc bạn đang chỉ có sẵn hệ điều hành Windows xem ra không khó lắm, đơn giản là cài đặt Ubuntu vào một phân vùng trống chưa được sử dụng là hệ thống máy bạn tự có Dual boot (bạn có biết máy bạn đang sử dụng là loại lagecy hay uefi không? ). Việc đang cần bận tâm bây giờ là bạn không có một phân vùng nào trống cả, cái đó đơn giản mình sẽ tạo bằng Gparted partition có sẵn trong ổ USB Ubuntu installer. Vậy bạn tạo một Ubuntu Installer trên UBuntu nhé. Sau đó chạy live vào USB, sau đó bạn mở chương trình Gparted partition lên chọn một partition mà bạn muốn lấy bớt từ nó, sau đó bấm resize/move the selected partition để tạo phân vùng mới dành cho Ubuntu. Việc tạo này có thể hơi lâu nếu chia nhiều (tầm 30p nều phân vùng lớn, lớn quá là lâu hơn nhoa hehe), bạn nhớ kiên trì và đừng đụng chạm gì vào máy hết trừ lướt web (phòng trừ đụng nhậm phân vùng nó đang xử lý), nó đứng máy là hơi căng đó.

      Sau khi tạo phân vùng mới xong, bạn cài bấm vào cái shortcut cài đặt Ubuntu lên màn hình và cài bình thường lên phân vùng mới chia (chỗ Installation Type bạn nhớ chọn Something Else, cho chắc).

      Có vướng mắc gì trong đó cứ để lại comment nhé!

    1. lie Post author

      Nhiều vấn đề thật, mình cũng đang tính viết bài hướng dẫn cài đặt theo chuẩn UEFI, nhưng hiện tại mình ko có máy nào cài sẵn Windows (khi bán) cài theo chuẩn UEFI để thử.
      Máy mình là Dell 5447, mua cài sẵn Ubuntu. Mình đã cài Dualboot thành công theo chuẩn UEFI trên máy mình

    2. Hoàng Giang Nam

      Máy dell thì tỉ lệ thành công khá cao, máy acer của mình cài song song với windows 10 thì nó khóa luôn driver không có cách nào mở cửa sổ. Hơn nữa máy dell phần dual boot có tùy chỉnh chi tiết hơn. Mình có thể chỉnh thời gian boot và hệ điều hành nào đăng nhập trước, những máy còn lại gần như chỉ có UEFI và lecagy. Administrator cho mình hỏi là những máy cài sẵn ubuntu thì chạy theo chuẩn UEFI hay legacy vậy bạn. Và bạn cài bằng rufus hay bằng công cụ gì ?

    3. lie Post author

      khóa luôn driver không có cách nào mở cửa sổ là sao bạn? mình không hiểu ý này lắm 🙂
      Chỉnh thời gian boot thì mình có thể tùy chỉnh lại được bạn, mặc định là 10s thì phải. Máy mình khi mua có sẵn Ubuntu theo chuẩn lecagy, không biết máy cài sẵn Ubuntu khác có vậy không nữa, khi nào lên phong vũ check thử hehe. Mình USB Ubuntu bằng Startup Disk Creator có sẵn trong Ubuntu đó bạn 🙂

      Hiện tại mình chọn chế độ boot là UEFI, Secure boot Off. Mình nghĩ máy nào cũng giống nhau, chỉ là legacy hay UEFI thôi mà. mình cũng có cài UEFI trên macbook air đời 2012, thành công, sài ngon ơ, trong đó có Ubuntu UEFI, Mac OS UEFI, WIndows legacy

    4. Hoàng Giang Nam

      Có nghĩa là lúc khởi động máy mình phải nhấn F12 để chọn boot ubuntu, nếu chọn windows thì không thể đăng nhập. Mình có thử chế độ repair windows 10 thì nó báo. Driver bị khóa, hãy mở khóa thì mới repair về trạng thái lúc mới upgrade windows 10. Như thế là windows 10 chỉ còn boot trong máy chứ không thể đăng nhập. Cho nên mình cài cứng ubuntu để mất boot cửa sổ mới không phải nhấn F12 khi đăng nhập hệ điều hành

    5. lie Post author

      Ah, mình cũng chưa gặp trường hợp như này nên mình cũng không biết cách giải quyết sao.
      Hay giờ bạn làm thử như này: chỉnh UEFI, secure boot off. Sau đó xóa tất cả phân vùng, tạo một phân vùng khoảng 100GB cài Win, sau đó cài Ubuntu. Tạo Windows theo chuẩn UEFI nhé bạn, tạo Ubuntu thì tạo bằng Startup Disk Creator

    6. Hoàng Giang Nam

      Mà mình đang dùng ubuntu không có chế độ vào restart now như windows nên không thể tắt secure boot off. Vào F2 chỉnh thì nó không cho chọn tùy chọn secure boot. Acer để mặc định khởi động luôn, không có cách nào hết.

      Bạn cho mình hỏi bạn cài usb 3G bằng cách nào vậy. mình dùng lệnh sudo apt-get install usb-modeswitch thì chỉ được 1 lần, khởi động lại máy thì nó mất. Và lệnh nào để kiểm tra IP của mình hả bạn. Mình cần nó để cài fash connect.

    7. lie Post author

      Ngày trước mình có sử dụng D-com 3G của viettel, mình vào phần network trên thanh panel, nó hiện cái D-com 3G để mình bấm vào sau đó next next là xong.
      Kiểm tra IP thì bạn bấm iifconfig cho IP trên máy bạn,
      Kiểm tra IP public: wget http://ipinfo.io/ip -qO -

    8. lie Post author

      Bạn vào quản lý Files, có mũi tên lên ngay chỗ cái ổ usb, bấm vào đó. Còn nếu ko có thì đơn giản là tắt 3G và rút ra thôi

Leave a Reply to Vinh Nguyễn Cancel reply